Ngày 27/2/2017 UBND huyện Phú Vang ban hành kế hoạch số 28/KH-UBND về vệc hành động thực hiện Nghị Quyết số 19-2017/NQ-CP của Chính Phủ
Thực hiện Nghị quyết số 19-2017/NQ –CP của Chính Phủ về việc tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp quốc gia 2017, định hướng đến năm 2020; UBND huyện Phú Vang xây dựng kế hoạch hành động như sau:
I. Mục tiêu và các chỉ tiêu phấn đấu
1. Mục tiêu
1.1. Mục tiêu tổng quát
- Cải thiện môi trường kinh doanh.
- Chủ động trong quan hệ hợp tác kinh tế để thu hút đầu tư làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội huyện nói riêng và tỉnh nói chung.
12. Mục tiêu cụ thể
- Thu hút mọi nguồn lực từ nhiều thành phần kinh tế để phát triển kinh tế xã hội huyện nhà.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ thực hiện chính sách thu hút đầu tư.
- Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính.
2. Chỉ tiêu phấn đấu
2.1 Chỉ tiêu về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính
a) Tiếp tục cải cách hành chính cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh theo Nghị quyết 19 và Nghị quyết 35 về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và phát triển doanh nghiệp;
b) Cải thiện việc tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất, rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xuống còn không quá 21 ngày;
c) Đơn giản hoá các thủ tục hành chính trong việc cấp giấy phép kinh doanh Hộ cá thể và các Tổ chức kinh tế tư nhân: Giảm thời gian cấp giấy phép từ 7 ngày xuống 3-5 ngày.
2.2 Chỉ tiêu về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh cụ thể
a) Khởi sự kinh doanh: Giảm tối đa chi phí gia nhập thị trường của doanh nghiệp, hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, bao gồm cả đăng ký thành lập mới và đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh. Tiếp tục vận động, hỗ trợ các hộ kinh doanh chuyển sang hoạt động theo hình thức doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng bình quân trên 20%/năm và đạt khoảng 330 đến 380 doanh nghiệp đang hoạt động vào cuối năm 2017.
b) Nộp thuế: Tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thực hiện hình thức kê khai thuế điện tử.
II. Các nhiệm vụ và giải pháp
1. Cải thiện nhanh các chỉ số xếp hạng năng lực cạnh tranh :
- Đơn giản hoá các thủ tục hành chính trong việc cấp giấy phép kinh doanh Hộ cá thể và các Tổ chức kinh tế tư nhân.
- Thực hiện tốt các quy định về quản lý đầu tư XDCB theo hướng được phân cấp. Thực hiện quy trình tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính về hồ sơ XDCB theo hướng nhanh gọn, đảm bảo đúng theo quy định. Công khai minh bạch các thông tin về quản lý đầu tư và xây dựng, cơ chế ưu đãi đầu tư của Trung ương và tỉnh.
- Giải quyết nhanh công tác đền bù giải phóng mặt bằng các dự án trên địa bàn huyện. Trung tâm phát triển quỹ đất huyện phối hợp với UBND các xã thị trấn, Chủ đầu tư tham gia đầy đủ vào các bước của quy trình đền bù GPMB như họp dân công triển khai dự án, tiến hành kiểm kê áp giá đền bù, phê duyệt giá đền bù và hỗ trợ, công khai giá trị đền bù đến tận người dân, giải quyết những khó khăn vướng mắc trong khi đền bù GPMB đối với người dân và Nhà đầu tư.
- Tích cực vận động và tạo điều kiện thuận lợi để kêu gọi và thu hút đầu tư đối với các dự án cho hạ tầng du lịch, phát triển sản xuất kinh doanh.Thực hiện xây dựng các danh mục các dự án kêu gọi đầu tư từ nguồn ODA,NGO để trình UBND Tỉnh vận động và thu hút đầu tư. Phối hợp với Sở Kế hoạch đầu tư để cung cấp thông tin và xây dựng dự án kêu gọi đầu tư.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Tài Chính áp dụng tốt các cơ chế của UBND tỉnh về cho thuê đất và nghĩa vụ thuê đất trên địa bàn.
2. Rà soát, bổ sung cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển Kinh tế tư nhân:
- Phối hợp và triển khai thực hiện Chương trình thúc đẩy Doanh nghiệp của UBND tỉnh như cung cấp thông tin các dự án kêu gọi đầu tư cũng như giúp đỡ doanh nghiệp trong việc triển khai thực hiện các dự án.
- Tăng cường các hoạt động dịch vụ về tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp để cung cấp dịch vụ công cho doanh nghiệp, tăng cường dịch vụ cung cấp thông tin kinh doanh, thông tin pháp lý cho doanh nghiệp thông qua việc hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Phối hợp với các tổ chức tín dụng trên địa bàn thực hiện rà soát các khoản nợ cho các doanh nghiệp, gia hạn nợ, điều chỉnh thời hạn trả nợ phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được tiếp cận những nguồn vốn vay để phục vụ sản xuất kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, khuyến khích đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
- Thường xuyên tổ chức và tham gia các Hội chợ thương mại cho các cá nhân, doanh nghiệp trong địa bàn và ngoài địa bàn. Thông qua các lễ hội như Festival Thuận An biển gọi, lễ hội vật làng Sình. .. để tổ chức các gian hàng cũng như hội chợ thương mại. Nhằm quảng bá thương hiệụ các sản phẩm truyền thống, đặc thù của các địa phương trên địa bàn huyện và tìm cơ hội đầu tư, sản xuất kinh doanh. Đồng thời tổ chức cho các cá nhân, các tổ chức tư nhân tham quan học hỏi các tỉnh bạn về mô hình sản xuất kinh doanh mới để áp dụng ở địa phương.
3. Nâng cao tính minh bạch và tiếp cận thông tin:
- Cung cấp công khai và thường xuyên các thông tin liên quan đến quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các chính sách ưu đãi của tỉnh,… trên trang thông tin điện tử của UBND huyện. Kiểm tra, theo dõi việc tổ chức công bố công khai các quy hoạch được phê duyệt theo quy định.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, như: tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính qua mạng Internet (dịch vụ công trực tuyến); phần mềm đánh giá chấm điểm cán bộ, công chức; phần mềm một cửa;...
- Thực hiện công khai minh bạch, hướng dẫn rõ ràng và thường xuyên cập nhật thông tin, tập trung trên các lĩnh vực quản lý xây dựng, đất đai, cấp giấy phép đầu tư, thành lập doanh nghiệp, kê khai và nộp thuế, phí và lệ phí, hải quan. Công bố, công khai minh bạch bằng nhiều hình thức (trên cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, trên trang thông tin điện tử của cơ quan ban hành văn bản có quy định về thủ tục hành chính và cơ quan thực hiện thủ tục hành chính, niêm yết trực tiếp tại trụ sở cơ quan trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính ...) về quy trình thủ tục, thành phần hồ sơ, các loại biểu mẫu, hướng dẫn chi tiết để hoàn thiện mẫu thủ tục hành chính, quy định thời gian giải quyết, các mức phí, lệ phí theo quy định để người dân và doanh nghiệp dễ hiểu và dễ thực hiện.
4. Đẩy mạnh cải cách hành chính
Công khai các thủ tục hành chính đi đôi với việc rà soát các quy trình, văn bản để bãi bỏ hoặc sửa đối các quy trình, thủ tục, văn bản chống chéo không phù hợp để xây dựng quy trình thủ tục không gây phiền hà cho nhân dân. Tăng cường công tác thanh, kiểm tra, giám sát và việc thực hiện các quy định pháp luật Nhà nước. Đẩy mạnh kiểm tra việc thực hiện các quy trình thủ tục, văn bản nhà nước để chấn chỉnh việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật hành chính tạo chuyển biến đồng bộ trong toàn bộ hệ thống chính trị từ cấp huyện đến cấp xã. Đào tạo và bồi dưỡng kiến thức đạo đức, phẩm chất, nghiệp vụ cho cán bộ để nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước.
III. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN:
1. Phân công thực hiện:
a. Đối với nhiệm vụ cải thiện các chỉ số xếp hạng năng lực cạnh tranh :
Văn phòng HĐND và UBND huyện chủ trì phối hợp với phòng Tài chính Kế hoạch, phòng Nội vụ rà soát quy trình đăng ký kinh doanh, xây dựng quy trình rút gọn trong quá trình cấp giấy phép kinh doanh. Định kỳ hàng quý báo cáo UBND huyện.
Phòng Kinh tế Hạ tầng huyện phối hợp các phòng ban xây dựng kế hoạch hỗ trợ, xúc tiến thương mại, xây dựng danh mục dự án kêu gọi, thu hút đầu tư,.. báo cáo UBND huyện trình đề nghị UBND tỉnh vận động, hỗ trợ.
Trung tâm phát triển quỹ đất phối hợp với các phòng ban huyện, các xã thị trấn,nhà đầu tư có kế hoạch triển khai công tác GPMB theo đúng quy trình tiến độ, phối hợp giải quyết các vướng mắc phát sinh.
b. Thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển thành phần kinh tế cá thể và kinh tế tư nhân: Giao phòng Kinh tế Hạ tầng phối hợp với các phòng ban chức năng cấp huyện nghiên cứu khảo sát các ngành nghề cần phát triển để xây dựng kế hoạch phát triển và kiến nghị UBND tỉnh hỗ trợ, giúp đỡ trong việc sản xuất kinh doanh. Xây dựng kế hoạch hỗ trợ, xúc tiến thương mại,quảng bá sản phẩm làng nghề và hàng thủ công mỹ nghệ. Đồng thời phân công cán bộ giám sát việc triển khai và thực hiện công tác này, báo cáo những vướng mắc trong quá trình thực hiện lên UBND huyện để có biện pháp xử lý.
c. Nâng cao tính minh bạch và tiếp cận thông tin: Phòng Nội vụ phối hợp các phòng ban liên quan, Bộ phận một cửa của huyện tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, cung cấp công khai và thường xuyên thông tin quy hoạch, quy trình, thủ tục,…cho các doanh nghiệp và người dân được biết.
d. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính: Giao phòng Nội vụ phối hợp với các phòng ban liên quan, địa phương rà soát các văn bản để ban hành kế hoạch thực hiện. Thường xuyên giám sát và báo cáo UBND huyện về việc thực hiện.
Văn phòng HĐND và UBND huyện chủ trì rà soát thủ tục hành chính theo tiến độ thực hiện; phối hợp với phòng Tài chính Kế hoạch, Chi Cục Thuế huyện rà soát, kiểm tra tình hình thu các loại phí và lệ phí trong quá trình thực hiện cải cách hành chính.
Phòng Tư pháp phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch, phòng Kinh tế - Hạ tầng, phòng Tài nguyên Môi trường, Trung tâm phát triển quỹ đất … nghiên cứu các văn bản liên quan đến chính sách đến bù GPMB, ưu đãi đầu tư. .. để lên kế hoạch thường xuyên tập huấn cho UBND các xã thị trấn trong việc thực hiện các văn bản pháp luật.
Phòng Tài nguyên Môi trường, phòng Kinh tế Hạ tầng tổ chức việc cung cấp thông tin quy hoạch,kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong tiếp cận đất đai.