Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố

Thông tin tuyên truyền
Chi tiết tại File đính kèm: 
         UBND xã Vinh Xuân vừa ban hành Kế hoạch số 64/KH-UBND ngày 24/4/2024 về việc  tổ chức các hoạt động VSMT ra quân thực hiện Chiến dịch “Hãy làm sạch biển” kết hợp với phong trào “Ngày...

10 điểm mới của Luật Căn cước

 
 
 
 
(Chinhphu.vn) - Luật Căn cước có hiệu lực từ 1/7/2024 với 10 điểm mới.

 Trong đó có những điểm mới đáng chú ý như: Chứng minh nhân dân 9 số hết hiệu lực từ 01/01/2025; Bỏ thông tin quê quán và vân tay trên thẻ căn cước; Cấp thẻ Căn cước cho người dưới 06 tuổi; Bổ sung quy định cấp Giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch…

Theo đó, 10 điểm mới của Luật Căn cước gồm những nội dung sau: 

1. Chính thức đổi tên Căn cước công dân thành Căn cước (Điều 3)..

2. Giá trị sử dụng của Thẻ căn cước công dân, Chứng minh nhân dân đã được cấp (Điều 46):

Thẻ Căn cước công dân đã được cấp trước ngày 1/7/2024 vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được ghi trong thẻ. Công dân khi có nhu cầu thì được cấp đổi sang thẻ căn cước.

Thẻ Căn cước công dân, chứng minh nhân dân hết hạn sử dụng từ ngày 15/1/2024 đến trước ngày 30/6/2024 thì tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/6/2024.

Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân vẫn giữ nguyên giá trị sử dụng.

3. Chứng minh nhân dân 9 số hết hiệu lực từ 01/01/2025 (Điều 46):

 Chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng thì được sử dụng đến ngày 31/12/2024.

4. Bỏ thông tin quê quán và vân tay trên thẻ căn cước (Điều 18): :

Thẻ Căn cước mới đã bỏ thông tin quê quán, nơi thường trú, vân tay, đặc điểm nhận dạng, thay vào bằng thông tin nơi đăng ký khai sinh và nơi cư trú.

5. Mở rộng đối tượng được cấp thẻ căn cước (Điều 18 và Điều 19):: 

Công dân Việt Nam dưới 14 tuổi cấp thẻ căn cước theo nhu cầu.

Công dân Việt Nam không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú nếu được cập nhật thông tin nơi ở hiện tại vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

6. Cấp thẻ Căn cước cho người dưới 06 tuổi (Điều 23):

Người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước cho người dưới 06 tuổi thông qua cổng dịch vụ công hoặc ứng dụng định danh quốc gia. 

Không thu nhận thông tin nhận dạng và sinh trắc học đối với người dưới 06 tuổi.

7. Bổ sung quy định cấp Giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch (Điều 3 và Điều 30):

Giấy chứng nhận căn cước là giấy tờ tùy thân chứa đựng thông tin về căn cước của người gốc Việt Nam, chưa xác định được quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam từ 06 tháng trở lên.

Giấy chứng nhận căn cước có giá trị chứng minh về căn cước để thực hiện các giao dịch, thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam.

8. Bổ sung quy định cấp Căn cước điện tử (Điều 31 và Điều 33)::

Mỗi công dân Việt Nam được cấp 01 Căn cước điện tử. Căn cước điện tử của công dân được cơ quan quản lý căn cước Bộ Công an tạo lập ngay sau khi công dân hoàn thành thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 02 (VNeID).

Căn cước điện tử sử dụng để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác theo nhu cầu của công dân.

9. Bổ sung quy định thu thập thông tin sinh trắc học (Điều 16 và Điều 23):

Thu nhận thông tin sinh trắc học mống mắt đối với công dân từ đủ 06 tuổi trở lên khi thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước.

 Thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói được thu thập khi người dân tự nguyện cung cấp khi thực hiện thủ tục cấp căn cước.

10. Bổ sung quy định về việc tích hợp thông tin vào thẻ Căn cước (Điều 22):

 Thông tin tích hợp vào thẻ căn cước gồm thông tin thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn hoặc giấy tờ khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Người dân đề nghị tích hợp thông tin vào thẻ căn cước khi có nhu cầu hoặc khi thực hiện việc cấp thẻ căn cước.

Việc sử dụng thông tin được tích hợp vào thẻ căn cước có giá trị tương đương như việc cung cấp thông tin hoặc sử dụng giấy tờ có chứa thông tin đó trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác.

 
    Sáng ngày 23/4 , Ban Thường vụ Huyện đoàn, Hội đồng Đội huyện Phú Vang phối hợp với Trường Tiểu học Vinh Xuân tổ chức chương trình Thắp sáng ước mơ thiếu nhi năm 2024. Tham...
BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ PHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI
 
Ảnh minh hoạ

1. Khái niệm

Bệnh Dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do vi rút, lây truyền từ động vật sang người chủ yếu qua vết cắn, cào, liếm của động vật mắc bệnh. Bệnh thường lưu
hành ở các nước thuộc khu vực châu Á và châu Phi. Tại Việt Nam, bệnh Dại lưu hành ở nhiều địa phương.
2. Nguồn bệnh và thời gian ủ bệnh
Bệnh Dại chủ yếu lây từ các con vật nuôi sang người như: chó, mèo hoặc có thể là các loài động vật hoang dã như: dơi, chó sói, chồn, cầy, cáo và động vật có vú khác. Sau khi bị chó, mèo bị bệnh Dại cắn, thời gian ủ bệnh thường từ 10 ngày
03 tháng, có thể kéo dài đến hàng năm. Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào tình
trạng nặng nhẹ của vết cắn, vị trí vết cắn có liên quan đến nơi có nhiều dây thần
kinh, khoảng cách từ vết cắn đến não, số lượng virus xâm nhập. Vết cắn càng nặng và càng gần thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh càng ngắn.
3. Các biểu hiện của bệnh Dại ở chó, mèo

Ở chó: Chó bị bệnh Dại có dấu hiệu khác thường như trốn vào góc tối, kín đáo, tru lên từng hồi, bồn chồn, nhảy lên đớp không khí, liếm hoặc tự cắn, cào đến rụng lông, chảy máu. Chó bỏ ăn, sốt, có biểu hiện khát nước, muốn uống nhưng không nuốt được, chảy nước dãi, sùi bọt mép, bồn chồn, sợ sệt, đi lại không có chủ định, hoặc trở nên dữ tợn, điên cuồng. Con vật thường bỏ nhà ra đi và không trở về, trên đường đi, gặp vật gì lạ cũng cắn gặm, tấn công chó khác, tấn công người kể cả chủ.
Một số động vật khác: Mèo, cầy, chồn, cáo, dơi, chuột, khỉ, gấu cũng có nguy cơ bị mắc bệnh Dại, nhưng tỷ lệ thấp hơn ở chó, bệnh Dại ở những động vật này cũng tiến triển như ở chó. Đối với mèo thì hay núp mình vào chỗ vắng, hay kêu, bồn chồn, khi người chạm vào thì nó cắn mạnh tạo vết thương sâu.
Thời kỳ lây truyền ở chó nhà là từ 3-7 ngày (tối đa là 10 ngày) trước khi chó có triệu chứng dại và trong suốt thời kỳ phát bệnh. Vi rút dại thường tồn tại trong nước bọt của con vật bị bệnh.
4. Biểu hiện của người mắc bệnh Dại
Người mắc bệnh Dại sẽ có biểu hiện bằng các triệu chứng kích động (thể cuồng) như: sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng, co giật, dữ tợn, điên cuồng; hoặc các triệu chứng liệt (thể liệt) tiến triển tới hôn mê và thường tử vong trong vòng 10 ngày từ khi xuất hiện triệu chứng.
Ở người, vi rút đào thải qua các chất tiết (nước bọt, nước mắt, nước tiểu ...) của người bệnh trong suốt thời gian phát bệnh. Tuy nhiên, khả năng lây truyền từ người sang người là vô cùng hiếm gặp.

5. Các biện pháp phòng, chống bệnh Dại
Người bị động vật mắc bệnh dại hoặc nghi dại cắn cần được tiêm vắc xin phòng bệnh dại. Người đã bị bệnh dại có tỷ lệ tử vong có thể tới 100%. Trên thế giới hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Bệnh dại nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh được.
Để chủ động phòng chống bệnh dại, người dân cần thực hiện các biện pháp sau:

Cách phòng bệnh tốt nhất là phải tiêm phòng dại cho 100% chó, mèo nuôi đầy đủ và nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y, theo thông báo của UBND xã, thị trấn.
Hạn chế nuôi chó, mèo. Những gia đình có trẻ em nên tạm dừng nuôi chó, mèo vì con trẻ thường hay lê la, ôm hôn chó, mèo dẫn đến nguy cơ bị chó, mèo cắn, cào; Không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo, nhất là chó, mèo chạy rông ngoài
đường; không lại gần khi chó đang ăn hoặc khi chó mẹ đang cho con bú, không
nhìn vào mắt chó.

Nuôi chó phải xích, nhốt; chó ra đường phải được đeo rọ mõm, có người dắt.
Diệt chó chạy rông, chó vô chủ.
Khi bị chó, mèo cắn cần:
+ Rửa vết thương dưới vòi nước chảy ngay lập tức với xà phòng liên tục từ 10-15 phút. Nếu không có xà phòng có thể xối rửa vết thương bằng nước thông thường - đây là phương pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh dại khi bị chó, mèo cắn.
+ Sau đó vết thương cần được rửa sạch với cồn 70%, cồn iod để chống bội nhiễm và giảm đến mức tối đa số lượng virus dại xâm nhập vào người. Không băng kín vết thương.
+ Hạn chế làm dập vết thương.
+ Đến ngay Trung tâm y tế gấn nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh dại. Tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh dại.
+ Trẻ em bị chó mèo cắn cần báo cho cha mẹ biết để xử lí kịp thời.

Đối với người bị chó, mèo nghi dại cắn, cào, liếm hoặc đã tiếp xúc với chó, mèo mắc bệnh, cần đến ngay Trung tâm Y tế hoặc các Trạm Y tế để được khám, tư vấn và tiêm vắc xin phòng dại càng sớm càng tốt. Đối với chó, mèo nuôi cần theo dõi con vật từ 10-14 ngày, trường hợp chó chạy rông hoặc không theo dõi được thì xử lý như chó nghi dại cắn.
Trường hợp người có nguy cơ cao nhiễm vi rút dại như người làm nghề giết mổ chó, người đi đến khu vực có lưu hành bệnh dại cần đến cơ sở y tế, Trung tâm Y tế để khám, tư vấn và tiêm vắc xin dự phòng bệnh dại.

 

 

       Sáng 28/01, trên địa bàn xã Vinh Xuân đã ra quân tổ chức Ngày chủ nhật xanh . Đây là hoạt động nhằm tạo sự lan tỏa trong cộng đồng từ thôn, xóm các cơ quan, ban, ngành, tổ chức chính...
Những chính sách có hiệu lực từ tháng 12/2023                                                                ...
           Ngày 12/01, Ủy ban nhân dân huyện Phú Vang phối hợp với Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh tổ chức tập huấn, hướng dẫn công tác phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn, công tác thu...
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 552.233
Truy cập hiện tại 94